Giỏ hàng

KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU LÔNG HAY NHẤT

Cầu lông là bộ môn thể thao dễ chơi, thú vị và được nhiều người lựa chọn. Hướng dẫn kỹ thuật đánh cầu lông từ cơ bản đến nâng cao cho người mới tập của Hải Max Sport sẽ giúp bạn có được kỹ thuật chơi hay nhất.

Hiện nay, có nhiều bộ môn thể thao khác nhau, trong đó cầu lông là môn được nhiều người yêu thích bởi các động tác dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả nhanh chóng. Kỹ thuật đánh cầu lông được coi là chuẩn và đúng cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, cách chọn vợt luôn là điều kiện hàng đầu được mọi người tìm hiểu.

Kỹ thuật đánh cầu lông từ cơ bản đến nâng cao 

Để đánh cầu lông chuyên nghiệp, không phải ai cũng thực hiện được luôn. Người chơi cần có thời gian kiên trì tập luyện từ các động tác cơ bản đến nâng cao. 

Dưới đây là một số kỹ thuật chơi cầu lông từ cơ bản đến nâng cao.

- Các động tác cơ bản của cầu lông

+ Học kỹ thuật cầm vợt thuận tay, trái tay, cầm vợt khi bỏ nhỏ 

+ Các kỹ thuật đánh cầu cơ bản: Giao cầu thuận tay và trái tay, lốp cầu (đánh cầu cao sâu hoặc phông cầu), đập cầu, chém cầu (treo cầu), vê cầu (bỏ nhỏ), kéo lưới, tạt cầu, chụp lưới….

+ Kỹ thuật di chuyển cơ bản, kĩ thuật bật nhảy đập cầu, kĩ thuật bật nhảy tấn công nhanh…

+ Thể lực: Các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn, sức mạnh chung, sức nhanh, sức bền, khéo léo…

- Học đánh cầu lông phát triển và hoàn thiện kỹ thuật

Đây là giai đoạn dựa trên các kỹ thuật cơ bản đã tập. Từ đó phát triển và hoàn thiện kỹ thuật cá nhân của mình lên một trình độ mới cao hơn. 

Hệ thống các bài tập rèn luyện tính chính xác, tư duy chiến thuật…

Củng cố các tố chất thể lực: Sức mạnh đập cầu, sức mạnh chuyên môn, sức nhanh tốc độ bộc phát.

- Kỹ thuật đánh cầu lông nâng cao

+ Kỹ thuật di chuyển cuối sân, kỹ thuật trái tay cuối sân

+ Cú đánh thuận tay trong sân, thuận tay chéo sân

+ Cắt thuận tay, kỹ thuật giao cầu

+ Đánh trả đập cầu trái tay, phòng thủ trái tay

+ Hệ thống di chuyển bước chân nâng cao theo trình độ hiện đại.

+ Các bài tập với cầu phát triển tư duy chiến thuật hiện đại, rèn luyện tính chính xác điểm rơi của cầu, từ đó phát triển các kĩ xảo của cá nhân.

+ Hoàn thiện các kĩ thuật thông qua các bài tập chiến thuật nâng cao.

+ Phát triển các kĩ xảo của kỹ thuật cầu lông.

+ Phát triển và nâng cao các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo… đặc biệt tăng sức mạnh đập cầu.

+ Các bài tập với cầu phát triển tư duy chiến thuật hiện đại, rèn luyện tính chính xác điểm rơi của cầu, từ đó phát triển các kĩ xảo cá nhân 

+ Hoàn thiện các kĩ thuật thông qua các bài tập chiến thuật nâng cao

+ Phát triển và nâng cao các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo… đặc biệt tăng sức mạnh đập cầu.

Cách chọn vợt cầu lông tốt 

Trọng lượng cây vợt: Được kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Mỗi người có các đặc điểm về thể hình, thể lực, trình độ kỹ thuật, lối đánh (chiến thuật) khác nhau, nên cần lựa chọn vợt thật phù hợp; nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ dễ bị mất hứng thú, trình độ không nâng lên, hoặc tệ hơn nữa là chấn thương cổ tay, vai… Điểm thứ nhất cần chú ý khi chọn vợt cầu lông đó là trọng lượng vợt (U)

Số (U) càng lớn, vợt càng nhẹ

2U (90 - 94g)

3U (85 - 89g)

4U (80 - 84g)

5U (dưới 80g)

Với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); nữ giới và trẻ em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).
Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa.

- Chu vi cán vợt (G):

Ký hiệu ghi bằng chữ G cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ; người có bàn tay to thường chuộng cán chu vi G2, G3, còn người trung bình trở xuống thường chọn G4, G5.

- Chiều dài vợt:

Chuẩn min 665mm; max 680mm. Được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ xưa đến nay là 665 mm; gần đây đã có cải tiến để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép). Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi “long” hoặc “longsize”, với chiều dài khoảng 675 mm. 

- Điểm cân bằng của vợt:

Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

+ Vợt công: nặng đầu (heavy head) hay offensive (công): Phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân

+ Vợt công - thủ: cân bằng (even balance)

+ Vợt thủ: nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) : phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.

- Độ dẻo cán vợt: Được quy định theo 5 tiêu chuẩn khác nhau
+ Rất dẻo: Đánh cầu lắt léo, khó điều khiển cầu nhưng đối phương khó đoán hướng.

+ Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo. Phù hợp lối chơi tiết kiệm sức và nặng về phòng thủ. 

+ Trung bình: Loại này công thủ đều đạt mức độ trung bình. Với người chơi nghiệp dư giỏi loại này rất phù hợp. Khi chọn mua loại này nên chú ý đến trọng lượng và điểm cân bằng để chọn phù hợp với sở trường của mình.

+ Cứng: Đánh cầu mạnh. Phù hợp với người trẻ, có sức mạnh.
+ Rất cứng: Cú đập cực mạnh, chuẩn xác. Cú giật cổ tay uy lực. Loại này phù hợp với các vận động viên chuyên nghiệp.

Cách chọn vợt cầu lông là bước đầu tiên có vai trò quan trọng giúp người chơi thêm tự tin hơn khi tham gia bộ môn này. Bên cạnh cách chọn vợt thì tiêu chuẩn về kích thước sân, lưới, cột của bộ môn cầu lông cũng tác động rất lớn đến hiệu quả của người tham gia. Vậy, sân, lưới và cột cầu lông có mức độ kích thước chuẩn như thế nào?

- Tiêu chuẩn về kích thước sân, lưới, cột cầu lông:

+ Kích thước sân cầu lông đánh đơn: 

Chiều dài: 13,4m

Chiều rộng: 5,18m

Độ dài đường chéo sân: 14,3m

+ Kích thước sân cầu lông đánh đôi:

Chiều dài: 13,4m

Chiều rộng: 6,1m

Độ dài đường chéo sân: 14,7m

- Tiêu chuẩn về lưới, cột:

Bên cạnh tiêu chuẩn về sân cầu lông thì tiêu chuẩn về lưới, cột có vai trò hết sức quan trọng

+ Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó. Hai cột lưới và các phụ kiện của chúng không được đặt vào trong sân

+ Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi

+ Lưới phải được làm từ những sợi nylông (dây gai) mềm màu đậm và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm 

+ Lưới có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m.

+ Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới

+ Dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn và ngang bằng với đỉnh hai cột lớn. Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,254m và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi

+ Không có khoảng trống nào giữa lưới và hai cột lưới.

Thông số kỹ thuật chuẩn của bộ môn cầu lông có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả tham gia bộ môn này. 

Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hữu ích dưới đây

1. Quả Cầu Lông

2. Vợt Cầu Lông: 

3. Cước cầu lông: 

4. Giày Cầu Lông: 

Kỹ thuật đánh cầu lông khéo léo là bí quyết hết sức quan trọng đối với người chơi khi tham gia bộ môn này. Để có chiến thuật đánh cầu hiệu quả và ghi điểm nhanh chóng, bạn nên tìm bạn tập cùng có kinh nghiệm cao tay, có nhiều bí quyết trong bộ môn để đạt được hiệu quả tập đánh cầu lông tốt nhất.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Instagram Youtube Zalo Google+ Top